Hộ khẩu là một phương thức quản lý nhân khẩu của một số quốc gia tại châu Á. Trong phương thức này, đơn vị quản lý xã hội là hộ gia đình, tập thể do một chủ hộ chịu trách nhiệm. Sổ này được cấp bởi do cơ quan công an cấp. Khi sinh ra, con được nhập theo sổ hộ khẩu của cha mẹ. Khái niệm này có liên quan đến các quyền lợi khác. Như: phân chia ruộng đất, nhà ở, lương thực, thực phẩm, việc làm, giấy tờ, tiêu chuẩn điện nước, trường học. Khi thay đổi chỗ ở, người dân phải thực hiện thủ tục thay đổi hộ khẩu. Với người dân nhập cư vào thành phố, việc thay đổi này còn được gọi là nhập hộ khẩu.
Hệ thống quản lý nhân khẩu hiện nay tồn tại ở các nước: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên. Tại nhiều nước khác, tuy không áp dụng hình thức quả lý nhân khẩu này nhưng Chính phủ áp dụng một số phương pháp quản lý tương tự, ví dụ như căn cước, thẻ bảo trợ xã hội, mã số công dân (Hoa Kỳ), phiếu chứng nhận nơi cư trú, hộ chiếu EU (các nước khối EU).
Ngày 30 tháng 10 năm 2017, Việt Nam chính thức bỏ thủ tục cấp hình thức sổ này. Thay vào đó, việc quản lý nơi cư trú được thực hiện bởi thẻ căn cước công dân, trên đó có ghi mã số để truy cập vào cơ sở dữ liệu dân cư thông qua internet.
Khai tử sổ hộ khẩu từ năm 2023?
Thông tin mới nhất, vẫn sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đến hết ngày 31/12/2022. Nhằm tránh phát sinh các thủ tục hành chính khi luật mới thi hành. Ngày 13/1/2020 các đại biểu Quốc hội thống nhất thông qua Luật cư trú sửa đổi. Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2021. Tuy vậy, vẫn áp dụng hình thức sổ hộ khẩu để chứng minh thông tin cư trú đến hết tháng 12/2022.
Chính phủ và các cơ quan liên quan cần rà soát các văn bản quy định liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú. Hoặc yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú. Nhằm có phương án sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định của luật. Quốc hội cũng yêu cầu hạn chế việc sử dụng thông tin về nơi cư trú là điều kiện để thực hiện các thủ tục hành chính.
Quy định này không ảnh hưởng đến hiệu lực của Luật cư trú. Về điều kiện đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ. Người dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nếu đủ các điều kiện sau:
- Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú
- Được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó
- Bảo đảm diện tích nhà ở tối thiểu quy định nhưng trên 8m² sàn/người