Hotline: 0934 71 79 86
Icon Collap
Trang chủ » Khái niệm bất động sản » Shophouse là gì?

Shophouse là gì?

Dù mới xuất hiện trên thị trường khoảng vài năm trở lại đây; nhưng phân khúc shophouse đã thực sự làm mưa làm gió hút khách hàng và nhà đầu tư bất động sản. Bạn có dự định đầu tư vào nhà phố thương mại shophouse mà chưa thực sự hiểu rõ shophouse là gì? Vậy thì đừng bỏ lỡ những thông tin chia sẻ hữu ích trong bài viết dưới đây nhé. Đặc biệt, ngoài định nghĩa shop house là gì; những ưu nhược điểm; thiết kế shophouse; pháp lý shophouse cũng như kinh nghiệm đầu tư shophouse sẽ được chúng tôi bật mí ngay sau đây.

Shophouse là gì

Khái niệm Shophouse là gì?

Shophouse là mô hình bất động sản nổi lên từ khoảng giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX. Thời điểm này, một lượng lớn nhà phố thương mại lần lượt ra đời có vai trò để kinh doanh; buôn bán; chủ yếu phân bố ở khu vực Mỹ Latinh, các đảo thuộc Caribbean, Trung Quốc. Sau đó, mô hình này du nhập vào Việt Nam vào cuối triều Nguyễn tại Huế và ở Hội An. Theo sự phát triển của kinh tế – xã hội; phân khúc bất động sản này ngày càng phát triển tại Việt Nam; và được giới đầu tư gọi với cái tên là “shophouse”.

Shophouse là gì? Đây là loại hình nhà ở có sự kết hợp giữa hai mục đích sinh sống và kinh doanh. Hay còn gọi với tên là nhà phố thương mại bởi thiết kế thông minh, đa năng tối ưu công năng sử dụng cho gia chủ. Sở hữu căn hộ Shophouse cho phép bạn vừa được ở lại vừa có mặt bằng để kinh doanh với đầy đủ chứng nhận, hơn nữa sản phẩm này thường nằm ở vị trí đắc địa, mặt tiền các trục đường sầm còn dễ dàng cho thuê. Với lợi thế kép này mà nhà shophouse rất được lòng các nhà đầu tư, khách hàng.

Shophouse là gì

Ví dụ một số dãy nhà phố thương mại shophouse nổi tiếng trên thế giới như Penang, Malacca tại Malaysia, Geylang, Sentosa tại Singapore, Tại Việt Nam, hiện có các shophouse thuộc Vinpearl Phú Quốc, Vinhomes Times City Park Hill, Vinhomes Gardenia Mỹ Đình, dãy shophouse ở khu đô thị Sala của Đại Quang Minh nằm ở quận 2 TP HCM.

Shophouse có đặc điểm gì?

Riêng lĩnh vực bất động sản, nhà đầu tư luôn đau đầu phải cân nhắc, đưa ra những lựa chọn, quyết định có nên xuống tiền hay không? Và dĩ nhiên, ngay khi hiểu được căn hộ shophouse là gì? thì không ít người vẫn băn khoăn. Hãy cùng chúng tôi phân tích những đặc biệt của mô hình thông qua một số yếu tố nổi trội sau đây.

Về thiết kế: shophouse design rất đa năng và thông minh. Không chỉ để kinh doanh, bạn có thể tận dụng nó với nhiều chức năng khác nhau như cho thuê văn phòng hay là không gian để ở thì thật tuyệt vời. Chung quy lại, để một shophouse lọt vào tầm ngắm của khách hàng, nhà đầu tư thì yếu tố kiên quyết là nằm ngay vị trí đắc địa, bao quanh là khu dân cư đông đúc. Bên cạnh đó, sản phẩm với “phiên bản giới hạn” cùng lối thiết kế shophouse thông minh, đẳng cấp thể hiện phong vị của chủ nhân sở hữu sẽ càng dễ “rút hầu bao” hơn.

Shophouse là gì

#1 Ưu thế từ vị trí các sản phẩm shophouse

Về vị trí

Để đảm bảo việc khai thác kinh doanh đem lại lợi nhuận thì chắc chắn rằng bạn sẽ muốn chọn những địa điểm ở các trục đường chính hay khu dân cư sầm uất. Như vậy mua shophouse hay sở hữu shophouse sẽ đáp ứng cả hai tiêu chí trên, thậm chí còn tốt hơn thế. Bởi phân khúc này tọa lạc ở các đô thị lớn, hay các khu du lịch nổi bật, nơi có phân khúc khách hàng cao cấp và ổn định nhất.

Về giao thông, kết nối

Đây là yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến bất động sản bạn đang sở hữu, đặc biệt là đối với dân kinh doanh. Với shophouse, bạn không cần lo nghĩ về vấn đề này. Bởi nhà phố thương mại của bạn tọa lạc ngay mặt tiền trục đường lớn, thuộc khu đô thị sầm uất, nơi mật độ dân cư đông đúc, luôn ở mặt đường thuộc khu đô thị sầm uất, nổi tiếng, đặc biệt mô hình này còn bố trí cả bãi đỗ xe phía trước vô cùng thuận lợi. Đặc biệt một số mô hình shophouse còn bố trí cả bãi đỗ xe phía trước nữa.

#2 Thanh khoản cao – cơ hội tăng giá

Tính thanh khoản: Mua, bán căn hộ Shophouse, cho thuê cho đến tự kinh doanh…trên thị trường hiện nay rất dễ dàng, được ví như “gà đẻ trứng vàng” vô cùng hấp dẫn các nhà đầu tư bởi tính thanh khoán rất tốt. Điển hình như shophouse do Vinhomes Corp khai thác tới 10% giá trị/năm.

Cơ hội tăng giá trị: Là hàng “hiếm” chỉ chiếm khoảng 2 – 5% của một dự án bất động sản. Vì số lượng giới hạn cung không đủ cầu thị trường nên giá trị nhà shophouse bạn đang sở hữu sẽ luôn tăng.

Shophouse có nhược điểm không?

Vốn đầu tư lớn

Có lẽ, nhược điểm lớn nhất của nhà phố thương mại Shophouse chính là về giá, vì không phải bất cứ ai cũng có thể mua được. Thường thì mức giá căn hộ shophouse cao hơn những căn hộ bình thưởng là 20%. Có những dự án, vị trí hot lên tới 100%. Điều này hoàn toàn dễ lý giải bởi số lượng sản phẩm không nhiều, thị trường luôn khan hiếm, cung không đủ cầu, nhưng bù lại giá cho thuê shophouse sẽ hơn cho thuê căn hộ thông thường, lãi suất ngân hàng.

Dân cư bao quanh phải sầm uất

Yếu tố cốt lõi của việc kinh doanh shophouse được quyết định bởi một phần vào cộng đồng dân cư xung quanh. Nếu dự án có vị trí tốt, không chỉ có sức hấp dẫn với cư dân sống tại dự án mà còn thu hút nhiều khách hàng, việc kinh doanh sẽ thành công hơn. Và ngược lại, dân cư thưa thớt thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Hạn chế về quyền sở hữu:Tại một số dự án khi sở hữu shophouse bạn sẽ được cấp sổ đỏ; hoặc sổ hồng nhưng chỉ có thời hạn sử dụng là 50 năm.

Shophouse là gì - Ưu, Nhược điểm của Shophouse - Phân biệt với Shoptel

Phân biệt giữa Shophouse và Shoptel

Khá nhiều nhiều nhầm lẫn cho rằng 2 mô hình này là một, có tính chất giống nhau. Nhưng thực chất Shop & Hometel và shophouse là hai dạng bất động sản có kiến trúc tương đồng nhưng tính chất lại khác xa nhau.

Nếu như shophouse chỉ tận dụng tầng trệt nhằm mục đích kinh doanh; hoặc các tầng phía trên làm văn phòng hay để ở; thì Shoptel sẽ tận dụng 100% không gian của cả căn nhà. Theo đó Shoptel sẽ thiết kế để tầng trệt kinh doanh và triển khai các mô hình dịch vụ lưu trú; như hotel hay minitel ở các tầng trên. Nếu như bạn muốn vừa ở vừa kinh doanh thì nên chọn nhà phố thương mại shophouse. Còn nếu bạn muốn khai thác tối đa lợi nhuận 24/7 thì nên chọn Shoptel.

Shophouse là gì - Ưu, Nhược điểm của Shophouse - Phân biệt với Shoptel

Cần cân nhắc gì khi đầu tư vào shophouse?

Nếu bạn là dân kinh doanh nên sẽ hiểu rất rõ shop house la gi cũng như giá trị của một bất động sản kinh doanh. Có những vấn đề sau bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi “xuống tiền” vào mô hình này. Cụ thể như sau:

Giá cả shophouse

Như đã đề cập ở phần trên, shophouse là mô hình bất động sản cao cấp và thông minh; nên giá đầu tư sẽ rất lớn. Thậm chí mức giá còn cao hơn các phân khúc khác có diện tích lớn hơn hẳn; như biệt thự, nhà liền kề hay căn hộ cao cấp. Trước khi quyết định, bạn cần tính toán về việc sử dụng chúng hợp lý; khai thác tối đa ưu thế, công năng của chúng.

Đặc biệt là xác định rõ mục đích kinh doanh shophouse là gì? Tiếp đó là đánh giá về tiềm năng kinh doanh của sản phẩm đó, điều này phụ thuộc rất nhiều vào vị trí nhà phố thương mại mà bạn mua. Bên cạnh đó, cũng cần lên kế hoạch, tính toán các chi phí dịch vụ và vận hành. Thông thường, các dự án sẽ có các mức giá khác nhau, vị trí càng đẹp thì phí sẽ càng cao.

Pháp lý, tiến độ

Thông thường pháp lý shophouse sẽ có hiệu lực trong vòng 50 năm; đây là lý do khiến bạn phải cân nhắc kỹ; để tránh bản thanh tra đầu tư số vốn lớn nhưng lợi nhuận không đáng kể do thời gian có hạn. Nếu bạn lựa chọn sản phẩm shophouse ở các dự án bất động sản mới ra mắt; thì nên nhìn vào tiến độ triển khai tiện ích hạ tầng dự án cùng với đó tiềm năng phát triển và thu hút khách khu vực tiệm cận.

Hợp đồng mua bán shophouse

Khi làm hợp đồng mua bán căn hộ shophouse cần lưu ý đến các thỏa thuận về giá; xác định rõ thời gian bàn giao, chất lượng công trình xây dựng; thỏa thuận về các chi phí quản lý, vận hành, dịch vụ…khi đưa vào sử dụng. Đặc biệt là phải xem xét kỹ lưỡng các điều khoản điều kiện về mặt hàng được và không được phép kinh doanh tại shophouse đó.

Còn nữa, nếu mua bán shophouse trực tiếp từ chủ đầu tư; đơn vị có chức năng phân phối hợp pháp thì hợp đồng mua bán không cần công chứng; nếu mua từ tư nhân thì cần phải có công chứng. Như vậy, bạn cần lựa chọn shophouse phải rõ ràng về pháp lý; để đảm bảo nguồn vốn cũng như tiềm năng sinh lợi nhuận.

Shophouse là gì - Ưu, Nhược điểm của Shophouse - Phân biệt với Shoptel

Đầu tư shophouse là phương án “siêu hạng”

Dù chỉ mới “thăng hạng” ở thị trường bất động Việt Nam một vài năm trở lại đây; nhưng đủ để shophouse tạo ra một xu hướng đầu tư mới đầy hấp dẫn. Từ khi xuất hiện, loại sản phẩm này luôn giữa được vị trí top; được nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. Nhà shophouse được ví như “con gà đẻ trứng vàng” cho giới đầu tư trong nước; đây là hình thức có tính mới lạ hấp dẫn được người thuê, người tái đầu tư.

Đặc biệt là ở các dự án khu đô thị lớn thì mô hình này được vận dụng rất tốt; kinh nghiệm phố thương mại từ các nước phát triển như Singapore, hay Trung Quốc. Các ý tưởng này kết hợp thêm mô hình trung tâm thương mại, casino gần shophouse sẽ mở rộng thị phần. Suy cho cùng, miếng bánh “ngọt: shophouse ở Việt Nam vẫn còn rất đáng giá.

Trong năm 2021, giới chuyên gia nhận định phân khúc này vẫn tiếp tục chiếm ngôi vương; và sẽ được nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng” và xác định bài toán đầu tư lâu dài; biên độ sinh lời không ngừng gia tăng bởi sự khan hiếm lệch pha giữa cung và cầu. Đặc biệt, đặt trong bối cảnh quỹ đất trung tâm ở các đô thị; thành phố lớn ngày càng khan hiếm đắt đỏ; thì xu hướng của nhà đầu tư lan ra các đô thị vệ tinh; đặc biệt là những tỉnh thành có tiềm năng phát triển du lịch nổi bật như Phú Quốc.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags:

    LIÊN HỆ TƯ VẤN RESVIET

    Bình luận
    DỰ ÁN TIÊU BIỂU

    TT Aivo | A&T SKY GARDEN | THE EMERALD 68DE LA SOL | DATXANHHOMES RIVERSIDE | ONE VERANDAH | URBAN GREEN | PARIS HOÀNG KIM | AVATAR THỦ ĐỨC | THỦ THIÊM ZEIT RIVER | THE GLOBAL CITY | THE CLASSIA | THE RIVANA | THE RIVUS | SENTURIA AN PHÚ | LAKEVIEW CITY | FIATO PREMIER | GEM SKY WORLD | OPAL BOULEVARD | ST MORITZ | OPAL SKYLINE | CARA RIVER PARK | THE 5WAY PHÚ QUỐC 

    • Gem Sky World
      Gem Sky World
    • Tecco Felice Homes
      Tecco Felice Homes
    • Opal Skyline
      Opal Skyline
    • Opal Boulevard
      Opal Boulevard
    • Opal Cityview
      Opal Cityview
    • Lux Riverview
      Lux Riverview
    0934 71 79 86