Bài chia sẻ thực tế thị trường bất động sản Long Thành. Sự bùng bổ bất động sản phía Đông Sài Gòn trở nên mạnh mẽ sau khi sân bay rục rịch. Long Thành với tiềm năng lớn phát triển công nghiệp và các ngành dịch vụ cao cấp. Sắp tới thu hút đông đảo các lực lượng lao động cao cấp về làm việc. Nguồn cầu về nhà ở khu vực cũng tăng trưởng mạnh mẽ thời gian gần đây. Đây chỉ mới là thời kỳ đầu, các chủ đầu tư lớn đã bắt đầu tung ra những sản phẩm chất lượng đầu tiên.
Long Thành hội tụ các tuyến giao thông do trung ương đầu tư
Long Thành hiện được xem là tâm điểm đầu mối của nhiếu tuyến giao thông lớn. Địa phướng có vị trí cực lỳ quan trong trong chiến lược phát triển kinh tế miền Nam. Một phần các tuyến hạ tầng này đều kết nối các trọng điểm kinh tế, như: sân bay quốc tế, cụm cảng Cái Mép – Thị Vãi; chuỗi các khu công nghiệp tại Biên Hòa, Long Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu. Trên địa bàn hiện có mạng lưới giao thông vô cùng phát triển, gồm
- Quốc Lộ 51: có vai trò kết nối Biên Hoà – Long Thành – Vũng Tàu
- Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết hoặc rẽ về Đà Lạt
- Cao tốc Bến Lức – Long Thành
- Cao tốc Biên Hoà – Long Thành – Vũng Tàu
- Tuyến Vành Đai 4
Các tuyến hạ tầng có vai trò liền kết về các KCN tại khu vực lân cận Long Thành. Nhìn chung Long Thành như điểm trung chuyển của các tuyến hàng hoá đổ ra tuyến hàng hải. Thông qua hệ thống đường bộ được đầu tư bài bản trong tương lai. Các khu công nghiệp lớn như: Bắc có Biên Hoà 1, 2, Long Đức; Đông có KCN Nhơn Trạch; Nam có KCN Phú Mỹ; Tây Bắc là cụm Sonadezi Giang Điền.
Với các tuyến hạ tầng đường bộ trọng điểm này do trung ương đầu tư. Tại sao điểm giao này nằm ở Long Thành mà không phải một điểm khác. Bỏ sân bay thì hạ tầng giao thông như vậy sẽ tác động đến kinh tế thế nào.
Hạt nhân cảng hàng không Long Thành
Sân bay Long Thành đang tiến hành những giai đoạn đầu tiên; thông qua tiến độ giải phóng mặt bằng, đền bù. Dự kiến giai đoạn 1 sẽ kết thúc vào năm 2021; bàn giao nhà ga đầu tiên. Tiến độ của các hạ tầng kết nối và giải phóng mặt bằng giúp bất động sản khu vực tăng trưởng mạnh mẽ.
Về giá trị kinh tế và tính cần thiết của sân bay này thì có nên làm hay không. 10 năm trước có thể chưa, nhưng 10 năm nữa với sự phát triển kinh tế Việt Nam thì cũng sẽ rất cần thiết. Kiến thức của tôi không đủ để đánh giá về tác động kinh tế; nhưng tôi thích phe bảo vệ và các dẫn chứng đóng góp của sân bay Long Thành. Trong 10 năm nữa Việt Nam nên cần một cảng hàng không quy mô hơn.
Xây sân bay ở Long Thành hoàn toàn khả thi vì tính kết nối giao thông đường bộ. Đáp máy bay có thể đi về: Vũng Tàu, Sài Gòn, Đà Lạt, Phan Thiết, Miền Tây. Kết nối toàn bộ tuyến du lịch của phía Nam. Hệ thống hàng hải – hàng không và hàng bộ kết nối với nhau khá hợp lý tại Long Thành.
Phát triển đô thị xung quanh sân bay Long Thành
Long Thành là một điểm đến đầu tư dài hạn, nhà đầu tư cần trường vốn khi đầu tư. Bởi nó phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố hạ tầng; đây là các hạ tầng cực kỳ quan trọng nên đôi khi quyết rất nhanh mà làm thì khá lâu. Nhưng câu chuyện trong 5 năm nữa sẽ có những thay đổi bất ngờ; việc đầu tư hạ tầng được diễn ra tốt đẹp hơn lúc đó ai đủ sức chịu đựng sẽ hái trái ngọt.
Giao thông ví như là mạch máu trong cơ thể người. Mạch máu càng lớn, càng đồng bộ thì cơ thể càng khoẻ mạnh. Kinh tế cũng vậy, hạ tầng giao thông đường bộ phát triển thì cảng biển hay hàng không mới vận chuyển được. Xây cái sân bay xong mà cao tốc chưa xong thì cũng chẳng ai dám khai thác sân bay. Kết câu này để mở cho chủ đề sau.