Hotline: 0934 71 79 86
Icon Collap
Trang chủ » Quy hoạch » Sân bay quốc tế Long Thành

Sân bay quốc tế Long Thành

Sân bay quốc tế Long Thành nằm tại huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Quy mô sân bay là ngang 5km, dài 10km. Bố trí cổng vào từ đường cao tốc TP. HCM – Vũng Tàu và nằm bên hông đường cao tốc HCM – Long Thành – Dầu Giây. Tuyến đường kết nối trực tiếp hướng ra cao tốc Bắc – Nam.

Sân bay quốc tế Long Thành dự kiến triển khai qua 3 giai đoạn, với thiết kế 4 đường băng. Thiết kế này có thể đón tiếp các máy bay cỡ lớn như A380, B747 phân bổ 2 bên trung tâm nhà chờ. Trong năm 2020, giai đoạn 1 dự kiến sẽ được thi công và bàn giao đúng hạn vào năm 2025.

  • Giai đoạn 1: có quy mô 1 nhà ga và 1 đường băng, mục đích nhanh nhất giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất. Vốn đầu tư 5 tỷ USD, quy mô đáp ứng 25 triệu khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
  • Giai đoạn 2: dự kiến triển khai từ năm 2025 đến 2035, làm thêm 1 nhà ga và 1 đường bằng, nâng  quy mô sức chứa đến 50 triệu khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa.
  • Giai đoạn 3: triển khai từ năm 2035 đến năm 2050, xây dựng đủ 4 nhà ga và 4 đường băng. Quy mô đến 100 triệu khách và 5 triệu tấn hàng hóa/năm.

Tầm nhìn của cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt ngưỡng ngay 25 triệu khách/năm. Dự kiến đến năm 2035, số lượng khách có thể đạt đến 85 triệu khách/năm. Kết hợp với sân bay Tân Sơn Nhất có thể đón 100 triệu khách/năm.

Vị trí sân bay Long Thành ở đâu?

Sân bay Long Thành nằm trên địa bàn 6 xã gồm Long An, Bình Sơn, Cẩm Đường, Suối Trầu, Bàu Cạn, Long Phước của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Sân bay Long Thành cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 43km, cách TP Biên Hòa 30km theo hướng đông Đông Nam.

Vị trí đắc địa của Cảng hàng không Long Thành được xem là một lợi thế hiếm có trên toàn cầu. Không nhiều sân bay quốc tế quy mô lớn có may mắn tọa lạc gần các khu công nghiệp và cảng biển sầm uất như vậy. Từ Long Thành, việc kết nối đến hầu hết các cảng lớn như Vũng Tàu, Cát Lái, Sài Gòn, Cái Mép trở nên vô cùng thuận tiện. Điều này mang ý nghĩa to lớn, không chỉ thúc đẩy giao thương và vận tải mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế công nghiệp tại Đồng Nai và Bình Dương.

Vị trí sân bay Long Thành

Thiết kế sân bay quốc tế Long Thành

Sân bay Long Thành được áp dụng các công nghệ hiện đại, có tính mở để có thể dễ dàng cập nhật các công nghệ tiên tiến nhất.

Thiết kế sân bay Long Thành là một sự kết hợp hài hòa giữa nét đẹp truyền thống Việt Nam và công nghệ hiện đại, tạo nên một công trình mang tính biểu tượng cho đất nước. Hình ảnh bông sen, biểu tượng của sự thanh khiết và cao quý, được sử dụng xuyên suốt trong thiết kế, từ mái nhà uốn lượn như những cánh hoa đến các chi tiết trang trí tinh tế bên trong.

Nhà ga hành khách rộng lớn được xây dựng với không gian mở, tràn ngập ánh sáng tự nhiên, tạo cảm giác thoải mái và thân thiện cho hành khách. Các tiện ích hiện đại như hệ thống làm thủ tục tự động, khu vực mua sắm và giải trí đa dạng, cùng với cảnh quan xanh mát xung quanh sẽ mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho mọi người khi đến với sân bay Long Thành

Thiết kế sân bay Long Thành

Thiết kế sân bay Long Thành

Lợi thế vị trí của sân bay Long Thành

1. Kết nối thuận tiện với hệ thống cảng biển

Long Thành nằm gần các cảng biển lớn như Vũng Tàu, Cát Lái, Sài Gòn, Cái Mép, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và hàng không, thúc đẩy giao thương quốc tế.

2. Gần các khu công nghiệp trọng điểm

Sân bay Long Thành tọa lạc gần các khu công nghiệp lớn tại Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM, tạo lợi thế lớn cho việc vận chuyển hàng hóa, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế khu vực.

3. Nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động, nhu cầu vận chuyển hàng không cao, đảm bảo nguồn khách và hàng hóa ổn định cho sân bay.

4. Vị trí chiến lược tại Đông Nam Á

Long Thành nằm trên các đường bay Đông – Tây, Bắc – Nam, thuận lợi cho việc trung chuyển hành khách và hàng hóa, kết nối Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.

5. Tiềm năng phát triển thành “Thành phố sân bay”:

Với vị trí đắc địa và quy hoạch đồng bộ, Long Thành có thể phát triển thành một trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ và logistics hiện đại, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cả khu vực.

Lợi thế của vị trí sân bay Long Thành

Khởi công xây dựng sân bay Long Thành

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 đã chính thức được khởi công xây dựng vào ngày 5 tháng 1 năm 2021. Bao gồm các hạng mục chính như đường băng, đường lăn, nhà ga hành khách, hệ thống giao thông kết nối… Giai đoạn 1 dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác vào năm 2025.

Giai đoạn 1 dự án sân bay Long Thành được đầu tư xây dựng với công suất 25 triệu hành khách và 1.2 triệu tấn hàng hóa/năm. Các công trình triển khai gồm 01 đường băng, 01 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ.

Đường băng sân bay Long Thành dài 4.000m, rộng 75m cùng hệ thống đường lăn, sân đỗ thiết kế đảm bảo cho các loại máy bay hoạt động. Xây dựng nhà ga hành khách có tổng diện tích sàn 373.000m², xây dựng đài kiểm soát không lưu cao khoảng 123m và các hạng mục phụ trợ.

Quy hoạch sân bay Long Thành giai đoạn 1 cần khoảng 2.668 ha đất. Trong đó gồm 1.810 ha đất để xây dựng sân bay, 136 ha đất cho hệ thống giao thông kết nối tuyến số 1 và tuyến số 2. 722 ha tập kết đất dư thừa xây dựng giai đoạn 1 và để dự trữ xây dựng cho các giai đoạn tiếp theo. Một số hình ảnh về việc khảo sát và giải phóng mặt bằng cho giai đoạn 1:

Lễ khởi công xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành

Hạ tầng phục vụ sân bay Long Thành Đồng Nai

Về giao thông kết nối trực tiếp với Long Thanh airport gồm tuyến số 1 nối cảng hàng không với quốc lộ 51. Quy mô rộng 6 làn xe lưu thông; tuyến số 2 nối sân bay với đường cao tốc TP.HCM – Long Thành. Du an san bay Long Thanh triển khai trong giai đoạn 1 được phận thành 4 dự án thành phần:

  • Dự án thành phần 1: Công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước như như hải quan, công an, cảng vụ, kiểm dịch y tế. Bố trí nguồn vốn thực hiện đầu tư các công trình. Trường hợp các cơ quan không có khả năng bố trí vốn, các cơ quan quản lý nhà nước lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
  • Dự án thành phần 2: Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam làm chủ đầu tư, đây là các công trình phục vụ quản lý bay.
  • Dự án thành phần 3: Do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư. Đây là các công trình thiết yếu trong cảng hàng không do nhà đầu tư khai thác sân bay thực hiện.
  • Dự án thành phần 4: Do Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức lựa chọn.

Vai trò sân bay Long Thành

Về kinh tế

  • Giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất: Hiện tại, Tân Sơn Nhất đang quá tải nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và hạn chế khả năng phát triển kinh tế. Long Thành sẽ giúp giải quyết vấn đề này, đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng không ngày càng tăng.
  • Thúc đẩy phát triển kinh tế vùng: Với vị trí chiến lược và quy mô lớn, Long Thành sẽ thu hút đầu tư, tạo việc làm và thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, logistics và du lịch tại khu vực phía Nam.
  • Tăng cường kết nối giao thương quốc tế: Long Thành sẽ trở thành cửa ngõ hàng không quan trọng, kết nối Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và hợp tác kinh tế.
  • Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia: Một hệ thống cảng hàng không hiện đại và hiệu quả sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Về xã hội

  • Tạo công ăn việc làm: Dự án xây dựng và vận hành sân bay Long Thành sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm trực tiếp và gián tiếp, góp phần giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
  • Phát triển đô thị và hạ tầng: Xung quanh sân bay sẽ hình thành các khu đô thị, thương mại, dịch vụ hiện đại, đồng thời thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
  • Nâng cao hình ảnh quốc gia: Một sân bay quốc tế hiện đại và đẳng cấp sẽ góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Về an ninh – quốc phòng

  • Đảm bảo an ninh hàng không: Long Thành được thiết kế và xây dựng theo các tiêu chuẩn an ninh hàng không quốc tế, đảm bảo an toàn cho hành khách và hàng hóa.
  • Phục vụ mục đích quốc phòng: Trong trường hợp cần thiết, sân bay có thể được sử dụng cho các hoạt động quốc phòng, bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia.

Tiến độ sân bay Long Thành mới nhất

Tiến độ sân bay Long Thành

5/5 - (1 bình chọn)
Tags:

    LIÊN HỆ TƯ VẤN RESVIET

    Bình luận
    DỰ ÁN TIÊU BIỂU

    TT Aivo | A&T SKY GARDEN | THE EMERALD 68DE LA SOL | DATXANHHOMES RIVERSIDE | ONE VERANDAH | URBAN GREEN | PARIS HOÀNG KIM | AVATAR THỦ ĐỨC | THỦ THIÊM ZEIT RIVER | THE GLOBAL CITY | THE CLASSIA | THE RIVANA | THE RIVUS | SENTURIA AN PHÚ | LAKEVIEW CITY | FIATO PREMIER | GEM SKY WORLD | OPAL BOULEVARD | ST MORITZ | OPAL SKYLINE | CARA RIVER PARK | THE 5WAY PHÚ QUỐC 

    • Gem Sky World
      Gem Sky World
    • Tecco Felice Homes
      Tecco Felice Homes
    • Opal Skyline
      Opal Skyline
    • Opal Boulevard
      Opal Boulevard
    • Opal Cityview
      Opal Cityview
    • Lux Riverview
      Lux Riverview
    0934 71 79 86