Mặc sức ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, trước cơn sốt đất ở nhiều nơi khi các công trình hạ tầng khởi công, quy hoạch đô thị mới thì bất động sản được xem là từ khóa có sức tìm kiếm lớn trong giai đoạn hiện nay. Người có đủ tiền thì mua đất, nhưng người không có tiền sẽ mua gì để gia tăng tài sản? Có nhiều ý kiến cho rằng, cổ phiếu bất động sản sẽ là lựa chọn khôn ngoan, đây được xem là một hình thức “đón sóng” sốt đất.
Thị trường cổ phiếu Bất Động Sản
Cổ phiếu bất động sản trở thành nơi trú ẩn mới
Năm 2020 được đánh giá là năm đại thắng của thị trường chứng khoán, tuy nhiên nhóm cổ phiếu bất động sản lại khá trầm lắng. Tuy nhiên, cục diện đã thay đổi khi bước vào những tháng đầu năm 2021, đặc biệt là những ngày đầu tháng 3 khi cơn sốt đất quay trở lại.
Theo kết quả báo cáo mà Vietnam Report vừa tiến hành thực hiện, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và chuyên gia kinh tế đều kỳ vọng, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục hồi phục và tăng trưởng, thậm chí là bùng nổ ở một vài phân khúc và ở một số khu vực nửa đầu năm và cả năm 2021. Điều này tác động rất lớn, làm tiền đề cho cổ phiếu bất động sản trên sàn chứng khoán bứt phá, đặc biệt là những doanh nghiệp đang sở hữu quỹ đất lớn.
Tuy nhiên, Vietnam Report cũng chỉ ra năm 2021 xu hướng của thị trường bất động sản vẫn chưa được xác định rõ ràng và tùy thuộc vào nhiều giả thiết cùng những biến động thực tế nguồn cung và cầu.
Thị trường cổ phiếu bất động sản
Nguyên nhân cổ phiếu bất động sản đột phá
Theo cáo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, giá bất động sản năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng; một số khu vực giá tăng lên 10% so với thời điểm đầu năm 2020. Bộ Xây dựng cũng thừa nhận, giá cả hàng hóa bất động sản chưa phản ánh đúng giá trị thực; không phù hợp với khả năng chi trả của số đông người dân.
Nhìn chung, nhóm cổ phiếu bất động sản vẫn được các chuyên gia đánh giá cao; có tiềm năng dài hạn, nhưng khó có thể xem đây là lựa chọn tốt nhất; bởi cơ hội không chia đều cho tất cả.
Trước cơn sốt đất ở một số địa phương; nhiều cổ phiếu bất động sản bất ngờ bật tăng mạnh mẽ; điều này trái với diễn biến giằng co chung của thị trường trong thời điểm gần đây; đặc biệt là nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Minh chứng điển hình là phải kể đến nhóm cổ phiếu “họ” FLC; đang “làm mưa, làm gió” trên thị trường chứng khoán thời gian qua.
Dù mức tăng không đột biến nhưng mã cổ phiếu của một số “đại gia” bất động sản sở hữu quỹ đất lớn cũng ghi nhận tăng trung bình khoảng 10% kể từ đầu tháng 3 đến nay. Đơn cử như NVL của Novaland, AGG của Bất động sản An Gia, HDG của Tập đoàn Hà Đô, DXG của Đất Xanh, PDR của Bất động sản Phát Đạt.
Năm 2021 nên rót tiền vào cổ phiếu bất động sản nào?
Theo đánh giá của SSI Research – Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI; cổ phiếu bất động sản của các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất lớn; nằm ở vị trí đắc địa, có pháp lý hoàn thiện sẽ có triển vọng trong năm 2021. Đơn cử như VHM của Vinhomes; NVL của Novaland; DXG của Đất Xanh; NLG của Nam Long và KDH của Nhà Khang Điền.
Đánh giá về triển vọng cổ phiếu bất động sản trong năm 2021; các chuyên gia kỳ vọng có sự bứt phá khi một số công trình hạ tầng trọng điểm khởi công; các điểm nóng về quy hoạch; việc sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật có liên quan đến ngành; đặc biệt trong khi cuộc bầu cử Quốc hội cũng có thể mang lại ý chí chính trị cao hơn; để giải quyết những điểm nghẽn của thị trường hiện nay.
Tập đoàn Novaland
Các con số là minh chứng rõ ràng nhất
Tại báo cáo của SSI Research về triển vọng ngành bất động sản nhà ở trong năm 2021; kỳ vọng các “ông lớn” này sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận tích cực. Dự báo, lợi nhuận năm 2021 của Vinhomes sẽ tăng 16% so với với 2020; nguồn lợi nhuận này sẽ đến từ các giao dịch bán buôn tại các dự án đô thị lớn; như Vinhomes Symphony và Vinhomes Wonder Park Đan Phượng.
Hay mở bán giai đoạn tiếp thep của 3 dự án lớn gồm Vinhomes Ocean Park; Smart City tại Hà Nội; và Vinhomes Grand Park tại TPHCM theo cả hai hình thức bán buôn và bán lẻ. Ngoài ra, doanh nghiệp này cũng đang chuẩn bị cho việc triển khai các dự án tại các thành phố trực thuộc tỉnh cấp 2.
Trong đó, lợi nhuận ròng của Nam Long sẽ phục hồi 33% so với mức thấp trong năm 2020; nhờ bàn giao các dự án như Mizuki tại TP HCM và Waterpoint ở Long An; cũng như lợi nhuận tài chính từ chuyển nhượng cổ phần liên quan đến dự án Đại Phước tại Đồng Nai. Với Khang Điền, dự báo tăng trưởng 22% lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ; do được hỗ trợ từ việc bàn giao các dự án chung cư.
Đất Xanh trong năm 2020 báo lỗ gần 500 tỉ đồng, nhưng công ty đang đưa ra kế hoạch phục hồi mạnh mẽ từ việc bàn giao các dự án đã hầu như bán hết, bao gồm Opal Boulevard tại Bình Dương, St. Moritz Phạm Văn Đồng ở TP HCM và một phần Gem Sky World ở Long Thành – Đồng Nai. Dự án Gem Riverside tại quận 2 có triển vọng tái khởi động và mở bán lại. Novaworld cũng bám sát đường đua đặt kế hoạch tăng trưởng hai con số, với việc bàn giao Aqua City ở Đồng Nai, Novaworld Hồ Tràm ở Bà Rịa-Vũng Tàu và các dự án căn hộ khác Sài Gòn.